Bao sái ban thờ đúng cách? Bàn thờ gia tiên chính là nơi tôn nghiêm để chúng ta tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn và hướng về nguồn cội. Vào mỗi dịp cuối năm, khi mà tết nguyên đán đã cận kề các gia đình đều dọn dẹp lại nhà cửa, đặc biệt là chú trọng vấn đề lau dọn bàn thờ gia tiên (theo Phật giáo gọi là lễ bao sái). Mỗi gia đình đều mong muốn dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ để đón tổ tiên về ăn Tết.
Table of Contents
Bao sái ban thờ vào lúc nào?
Bao sái ban thờ đúng cách
Theo các chuyên gia văn hóa và phong thủy, người dân có thể chọn một ngày lành bất kỳ để vệ sinh bàn thờ, tỉa chân nhang, và thay thế phần tro trong bát nhang. Thời gian được nhiều người chọn nhất là vào mỗi dịp cuối năm để chuẩn bị đón chào năm mới.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho rằng, từ ngày 23 tháng Chạp, sau khi tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời, các gia đình có thể tiến hành vệ sinh lau dọn ban thờ và phòng thờ.
Khi tỉa chân hương, gia chủ cần một tay giữ bát hương, một tay dọn dẹp và rút chân nhang. Nếu trạch chủ là nam nhân nên giữ lại 7, 17, 27, 37 chân nhang, và tránh không được giữ lại 47 chân nhang vì đó là số tử thần. Nếu trạch chủ là nữ, gia đình mẹ góa con côi… nên giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang, và tránh không được giữ lại 49 chân nhang.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà lưu ý, hiện nay hầu hết các gia đình đều sử dụng bàn thờ gỗ, nếu đổ rượu gừng lâu sẽ làm hỏng gỗ, có thể cháy gỗ.
Các gia đình có thể dùng nước ngũ vị hương từ 5 loại cây (hồi khô, quế khô, lá hương nhu, lá bưởi, lá mùi thơm) để dọn dẹp bàn thờ. Hoặc có thể dùng nước ngũ vị hương pha với rượu gừng để giảm độ nóng của rượu gừng.
Sắm lễ bao sái ban thờ, tỉa chân nhang
Bao sái ban thờ đúng cách
Trước khi bao sái bàn thờ chúng ta cần chuẩn bị lễ vật để bao sái bát hương:
- 1 đĩa xôi
- 1 miếng thịt luộc
- 1 đĩa hoa trái theo mùa
- 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
- 3 chén rượu nhỏ
- 1 chén nước sôi để nguội
- 3 lễ tiền vàng
- 2 lọ hoa tươi
Chi tiết cách bao sái bàn thờ
Bao sái ban thờ đúng cách
- Bước 1: Chuẩn bị lễ vật đầy đủ, sau đó đọc bài khấn bao sái bát hương và chờ cho đến khi hương tàn thì bắt đầu thực hiện lau dọn, vệ sinh bàn thờ.
- Bước 2: Hạ các đồ vật muốn lau dọn trên bàn thờ xuống. Tuy nhiên, cần lưu ý tuyệt đối là không được hạ hoặc di chuyển bát hương. Bởi theo quan niệm dân gian, nếu bát hương bị di chuyển mà sang hướng xấu sẽ gây ra rủi ro, xui xẻo, mang đến những điều không may cho gia chủ.
- Bước 3: Cần chuẩn bị 1 chiếc bàn rồi phủ vải hoặc giấy đỏ rồi đặt đồ thờ cúng (bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước…) xuống. Lưu ý: Nếu bàn thờ nhà bạn có bài vị gia tiên và bài vị các thần đặt chung thì phải để riêng ra hai chỗ khác nhau.
- Bước 4: Bạn dùng một chiếc khăn sạch, ẩm hoặc sử dụng nước ngũ vị hương có pha rượu gừng để lau sạch toàn bộ đồ thờ cúng.
- Bước 5: Lấy một chiếc khăn sạch khác để lau khô toàn bộ đồ thờ cúng.
- Bước 6: Sau khi kết thúc việc lau bài vị xong, bạn bắt đầu rút tỉa chân nhang và dọn bát hương. Theo quan niệm của cha ông ta, bạn nên dùng một chiếc thìa nhỏ và xúc từng thìa tro trong bát nhang đổ ra ngoài. Sau đó, bạn mới bắt đầu lau sạch bát hương. Bạn cần lưu ý là không nên cầm bát hương nhấc lên để đổ hết tro ra ngoài bởi làm như vậy có thể dẫn tới tình trạng “tán tài”.
Lưu ý: Khi tỉa chân hương, gia chủ cần lấy một tay giữ bát hương, một tay dọn dẹp và rút chân nhang. Nếu trạch chủ là nam thì nên giữ lại 7, 17, 27, 37 chân nhang, tránh việc giữ lại 47 chân nhang vì đó là số tử thần. Còn nếu trạch chủ là nữ hoặc gia đình mẹ góa con côi… thì nên giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang, tránh việc giữ lại 49 chân nhang.
- Bước 7: Cuối cùng, bạn đặt đồ thờ cúng đúng vị trí, đồng thời thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), vệ sinh dọn bàn thờ rồi khấn xin thỉnh các ngài về và báo cáo đã xong việc lau dọn ban thờ.
Những lưu ý khi bao sái bàn thờ dịp cuối năm
Để tránh gặp những điều xui xẻo gia chủ nên lưu ý những điều sau khi bao sái bàn thờ:
- Nhiều gia đình thường quan niệm việc bao sái phải nhờ thầy cúng hay pháp sư, tuy nhiên trên thực tế thì bao sái nên được thực hiện bởi người chủ gia đình.
- Khi thực hiện bao sái bát nhang, bạn cũng cần ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc tránh mặc đồ ngủ khi bao sái. Nên tắm rửa thật sạch trước khi thực hiện.
- Nên thực hiện bao sái cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh làm rơi vỡ các đồ thờ cúng.
- Nếu trong gia đình bạn có bàn thờ Phật thì nên lau dọn bàn thờ Phật trước khi lau dọn bàn thờ gia tiên.
Lời kết
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được bao sái bàn thờ vào ngày nào và cách bao sái bàn thờ đúng cách. Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết này.