Trong các quá trình giao dịch và chuyển đổi đất, dù không ai muốn nhưng vẫn sẽ xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai. Một số trường hợp thậm chí còn phải đền bù lại đất. Trong trường hợp này chắc hẳn sẽ phải viết mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai? Vậy viết mẫu đơn này như thế nào?
Table of Contents
Đơn khiếu nại đền bù đất đai là gì?
Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai
Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai sẽ có hướng dẫn viết đơn. Đơn khiếu nại là một văn bản mà cá nhân, tổ chức dùng để đề nghị cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, xem lại hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của những người có thẩm quyền trong việc khiếu nại bồi thường đất khi có căn cứ cho rằng quyết định, những hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.
Hình thức khi viết mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai
Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai
Theo quy định trong luật bất động sản, Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 người khiếu nại sẽ thực hiện quyền khiếu nại bằng một trong hai hình thức là: Đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, cụ thể:
Đối với khiếu nại bằng đơn: bên trong cần được:
- Ghi rõ Ngày, tháng, năm viết đơn khiếu nại;
- Các thông tin quan trọng như tên, địa chỉ sinh sống của người khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bị khiếu nại;
- Nêu rõ nội dung, lý do khiếu nại, cung cấp các tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Nếu ra cả yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
Đơn khiếu nại phải được người khiếu nại trực tiếp ký tên hoặc dùng điểm chỉ.
Yêu cầu với hình thức khiếu nại trực tiếp cần thực hiện được nội dung:
Trường hợp này thì người tiếp nhận khiếu nại sẽ hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc người tiếp nhận sẽ ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản rõ ràng và yêu cầu người đến khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, văn bản dùng hình thức khiếu nại trực tiếp cần nêu rõ nội dung bên trong.
Hướng dẫn viết nội dung viết mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai vi phạm hành chính
Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai
-
– Phần kính gửi:
- Cần ghi rõ người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, theo quy định hiện có của Luật Khiếu nại năm 2011 thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ bao gồm :
Tại Ủy ban nhân dân xã, phường và thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân cấp dân xã, phường, thị trấn (sau đây sẽ gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây sẽ gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
Tại Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chủ tịch cấp Ủy ban nhân dân huyện sẽ tiến hành giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và sẽ giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp xã, và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng vẫn còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết hoàn toàn.
Tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chủ tịch cấp tỉnh sẽ giải quyết các khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và tiếp tục giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch ủy ban cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương giải quyết lần đầu nhưng vẫn còn khiếu nại hoặc các khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa giải quyết xong.
Đối với những trường hợp người khiếu nại nộp đơn khiếu nại lên các cơ quan Sở ban ngành khác thì hồ sơ sẽ được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương, Giám đốc sở và cấp tương đương.
Kính gửi Bộ trưởng khi muốn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng hoặc của cán bộ, công chức do Bộ trưởng trực tiếp quản lý …
-
– Người khiếu nại:
- Nếu người khiếu nại là cá nhân: cần phải ghi đầy đủ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại
- Nếu người khiếu nại là cơ quan, tổ chức: ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, hoặc địa chỉ của cơ quan tổ chức đó.
- Đối tượng bị khiếu nại
- Quyết định hành chính: ghi rõ cơ quan ra quyết định; số quyết định; ngày tháng năm ra quyết định và người ký quyết định.
- Về hành vi hành chính: cần phải ghi rõ họ và tên chức vụ địa chỉ của người thực hiện hành vi về hành chính.
- Nội dung khiếu nại
- Tóm tắt nội dung việc khiếu nại: ghi ngắn gọn, rõ ràng và trung thực những diễn biến nội dung vụ việc khiếu nại.
- Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp: phải được ghi rõ về việc các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đã xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp nào của bên khiếu nại như thế nào.
- Những yêu cầu đối với người khiếu nại
Những yêu cầu này cần phải xuất phát từ nội dung như là: khôi phục quyền và lợi ích, muốn đòi bồi thường và mức độ bồi thường mong muốn.
-
– Cam kết của người khiếu nại
Ghi chi tiết và rõ ràng những cam kết của người khiếu nại về nội dung đã trình bày trong đơn và tính chính xác của tài liệu đính kèm.
Trường hợp vụ việc đã được giải quyết lần đầu mà vẫn còn tiếp tục khiếu lại thì theo trình tự hành chính người khiếu nại phải cam kết không khởi kiện vụ việc này ra Toà án.
- Tài liệu gửi kèm theo đơn (nếu có): tất cả các quyết định, văn bản trả lời của cơ quan, ảnh, sơ đồ… đều cần phải có giá trị chứng minh cho nội dung khiếu nại; ghi theo thứ tự thời gian, trung thực, rõ ràng chính xác.
Lưu ý: thời gian cho việc thực hiện khiếu nại là 90 ngày tính từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định này đã bắt đầu thi hành. Vì thế nên chú ý nộp đơn khiếu nại cho đúng thời gian để tránh nếu quá thời hạn thì sẽ không được giải quyết (trừ các lý do chính đáng ra).
Lời kết
Trên đây là những hướng dẫn viết mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai, bạn đọc tham khảo để có được thông tin để nếu khi viết tránh xảy ra sai sót nhé.