Khi các tranh chấp đất đai, tranh chấp nhà ở hoặc tranh chấp dân sự và thừa kế vv … Xảy ra thì các bên phải tiến hành làm thủ tục khởi kiện tại tòa án. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là một trong những giấy tờ tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ khởi kiện theo luật.
Table of Contents
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất hiện nay
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Nội dung:
- – Thông tin của người khởi kiện: Họ và tên, số CMND, địa chỉ liên lạc,…
- – Thông tin người bị kiện: Họ và tên, địa chỉ liên lạc,…
- – Thông tin về bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- – Nội dung về việc khởi kiện việc tranh chấp đất đai.
- – Yêu cầu khởi kiện của người nộp đơn là gì.
- – Tài liệu đi kèm.
Những lưu ý:
- – Ghi rõ ràng tên Tòa án có thẩm quyền.
- – Nội dung khởi kiện cần ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu.
- – Yêu cầu khởi kiện phải nêu cụ thể từng yêu cầu giải quyết
- – Danh mục tài liệu đính kèm là những tài liệu có chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
- – Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản.
- – Biên bản hòa giải giải quyết tranh chấp tại UBND xã nơi có đất đang tranh chấp
- – Biên lai nộp thuế sử dụng đất vv…
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thế nào ?
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Phân biệt giữa tranh chấp đất đai và tranh chấp có liên quan đến đất đai
- – Tranh chấp đất đai theo khoản 24 điều 3 Luật Đất đai năm 2013 là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong mối quan hệ đất đai. Đây là loại tranh chấp ai mới là người có quyền sử dụng đất với toàn bộ thửa đất hoặc một phần thửa đất
- – Tranh chấp liên quan đến đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ dân sự liên quan đến đất đai. Phổ biến thường là tranh chấp giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất đai như chuyển nhượng,vv…; Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa hai vợ chồng khi đã ly hôn,…
Điều kiện khởi kiện tranh chấp
Muốn nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thì bạn cần nộp đơn khởi kiện phải có đủ các điều kiện khởi kiện dưới đây:
- – Người khởi kiện có quyền theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Chỉ các bên xảy ra tranh chấp đất đai mới có quyền khởi kiện thông qua người đại diện hợp pháp.
- – Thẩm quyền xử lý theo khoản 9 điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 tranh chấp đất đai là thuộc quyền giải quyết của Tòa án.
- – Là tranh chấp chưa được giải quyết bản án có hiệu lực của Tòa án hoặc chưa được giải quyết quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- – Nộp đơn xin hòa giải, được tiếp nhận giải quyết tại UBND cấp xã theo khoản 2 điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP
Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai
Theo quy định Điều 149 BLDS 2015 và thời hiệu là thời hạn do luật quy định khi kết thúc thời hạn đó thì sẽ phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác và thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm.
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Tuy nhiên đối với các trường hợp tranh chấp về đất đai thuộc trường hợp không yêu cầu thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 155 BLDS 2015 về những trường hợp không áp dụng:
- – Yêu cầu bảo vệ quyền thân không gắn với tài sản
- – Bảo vệ quyền sở hữu và trừ trường hợp Bộ luật này là luật khác có liên quan quy định khác
- – Tranh chấp về quyền sử hữu đất theo quy định Luật đất đai
- – Trường hợp khác do luật quy định
Như vậy, những tranh chấp về quyền sử dụng đất của các nhân mình và tổ chức vv… sẽ không áp dụng được thời hiệu khởi kiện . Khi phát hiện quyền và nghĩa vụ bị xâm phạm thì bận có quyền gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai mà không phụ thuộc vào thời hạn tính từ thời điểm xảy ra vi phạm.
Lời kết
Trên đây là bài viết hướng dẫn các bạn cách viết một mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đúng theo quy định của pháp luật. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của mình.