Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu là gì? Một công cụ và thủ tục giúp cho nhà nước trong việc quản lý việc di chuyển, sinh sống của các công dân Việt Nam đó là sổ hộ khẩu. Mỗi sổ hộ khẩu thì đều có người đứng đầu một hộ gọi là chủ hộ. Nếu trong trường hợp phát sinh các sự việc làm cho chủ hộ không còn có tên trong sổ hộ khẩu đó nữa thì cần phải làm đơn xin thay đổi chủ hộ. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách viết mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu và đồng thời cung cấp cho bạn một số thông tin có liên quan đến vấn đề này.
Table of Contents
Đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu được hiểu là gì?
Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu được cấp cho các hộ gia đình hoặc cá nhân khi đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định tại nơi thường trú của công dân. Trong đó, các thành viên cùng hộ khẩu sẽ chọn và cử ra một người có đủ năng lực hành vi dân sự để làm chủ hộ. Thông thường thì đó sẽ là người đàn ông trụ cột gia đình, hoặc là người phụ nữ cũng có thể đứng ra để làm chủ hộ.
Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu là một loại giấy tờ quan trọng thể hiện ý chí, nhu cầu của các thành viên trong việc tiến hành thay đổi chủ hộ. Là văn bản được lập ra nhằm đề nghị với các cơ quan nhà nước về việc xác nhận cũng như thực hiện các thủ tục có liên quan đến việc thay đổi chủ hộ.
Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu sẽ có gì?
Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu sẽ được cấp sau khi người làm đơn đến viết vào phiếu báo xin thay đổi chủ hộ. Trong phiếu báo sẽ bao gồm những điều sau đây:
- – Các thông tin của người viết phiếu báo (Họ và tên, số CMND/CCCD, địa chỉ thường trú và chỗ ở hiện nay,…).
- – Thông tin đầy đủ về người có trong sổ để thay đổi hộ khẩu.
- – Nội dung những điều cần thay đổi hộ khẩu.
- – Ý kiến của chủ hộ mong được thay đổi.
Cách viết một mẫu đơn xin thay đổi chủ sổ hộ khẩu
Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu
- Yêu cầu đối với thông tin của người thay đổi hộ khẩu là phải viết chữ in hoa.
- Mục nội dung của mẫu đơn xin thay đổi hộ khẩu cần ghi tóm tắt các nội dung thay đổi hộ khẩu. Ví dụ như: đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú; thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú; điều chỉnh các thay đổi khác trong sổ hộ khẩu hoặc tách sổ hộ khẩu.
- Tại mục ý kiến của chủ hộ: cần ghi rõ các ý kiến của chủ hộ là đồng ý hay không đồng ý cho đăng ký tạm trú, thường trú. Hoặc là những ý kiến về việc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ cần phải ký và ghi rõ họ tên. Trong trường hợp nếu chủ hộ đã chết hoặc đã đi ra nước ngoài thì có thể tiến hành lấy ý kiến của các thành viên khác còn lại trong hộ gia đình đó.
Thủ tục xin thay đổi chủ sổ hộ khẩu
Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu
Người đến để làm thủ tục thay đổi chủ hộ khẩu cần phải chuẩn bị:
- – Phiếu báo xin thay đổi hộ khẩu được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền.
- – Sổ hộ khẩu hiện tại
- – Ý kiến của các thành viên trong gia đình về việc thay đổi này
- – Những giấy tờ khác có liên quan đến lý do thay đổi chủ hộ
-
Nộp hồ sơ:
- Tiến hành nộp hồ sơ tại Công an xã, quận, huyện đối với thành phố trực thuộc Trung ương. Nộp tại Công an xã hoặc thị trấn thuộc huyện,Công an thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh đối với tỉnh.
- Người khi đến làm các thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với những người chưa thành niên thì việc làm những thủ tục này phải thông qua người đại diện hoặc người giám hộ hợp pháp cho phép.
Những lưu ý khi soạn đơn đăng ký thay đổi chủ hộ khẩu
Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu có thể được viết do cá nhân hoặc đại diện của hộ cần thay đổi viết, nếu là đại diện thì cần nêu các căn cứ kèm theo trong đơn. Đây là một văn bản nhằm trình bày quan điểm vì thế nếu như xét thấy không cần thiết hoặc có các dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc là muốn thay đổi nhằm trốn tránh các nghĩa vụ thì các cơ quan có thẩm quyền có quyền tiếp nhận hoặc không.
Lời kết
Để hạn chế sai sót và kỹ lưỡng hơn, bạn nên liên hệ với luật sư để nhận được những tư vấn cụ thể nhất về cách trình bày cũng như là các thủ tục tiến hành có liên quan. Trên đây là một số nội dung bạn cần biết về cách viết một mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu. Mong rằng nó sẽ hữu ích đối với những câu hỏi bạn đang tìm kiếm.