Ngâm chân nước gừng cho bé là một phương thuốc giúp bé giải cảm, ngủ sâu và làm dịu khu thần kinh phó giao cảm. Ngoài ra, gừng có chức năng làm ấm và cung cấp năng lượng khi trời lạnh nên ngâm chân còn giúp giảm viêm, thúc đẩy tuần hoàn và giúp loại bỏ vi khuẩn và vi rút. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cụ thể cho bạn thông tin về lợi ích từ việc ngâm chân với nước gừng có thể bạn chưa biết!
Lợi ích từ việc ngâm chân bằng nước gừng
Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp giúp tăng tính hấp dẫn của món ăn, giúp tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra chúng còn giúp trừ phong hàn. Đông y và Tây y đều công nhận gừng là một vị thuốc lành tính đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên bạn hoàn toàn có thể ngâm chân nước gừng cho bé để giúp chữa trị bệnh ho và sổ mũi.

Theo thông tin được trên Tạp chí Khoa học Công nghệ, có đến 70% đơn thuốc đông y sự tham gia của gừng. Gừng tươi trong Đông y tác dụng vào kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng chống lạnh, làm ấm, thông lạch, hồi dương. Ngoài ra, có thể dùng gừng để chữa bệnh đau bụng, sình bụng, thổ tả, mạch yếu, thấp khớp do lạnh, chân tay lạnh, cảm, ho…
Đối với trẻ em, việc ngâm chân với nước gừng ấm có thể giúp bé giảm ho, sổ mũi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa, cơ thể của em bé dễ trở nên yếu.
Cách pha nước gừng ấm ngâm chân cho bé
- Lấy 1 củ gừng khoảng 50g đem giã nát cùng 1 nhúm muối hột 20g cho vào chậu, pha vào đó 1 lít nước sôi, sau đó để nguội xuống 40 độ.
- Cho bé ngâm chân vào chậu, kết hợp massage bằng tay lấy ngón cái tì lên mu bàn chân bé, các ngón còn lại thì bóp nhẹ vào gan bàn chân, theo đường dọc từ gót chân đến gần ngón chân. Ngoài ra, cũng có thể massage vào lòng bàn chân của bé với gừng.
- Sau khi ngâm chân nước gừng cho bé xong, dùng khăn lau khô bàn chân bé. Nếu bé dưới 1 tuổi có làn da nhạy cảm thì tiến hành xoa dầu gió vào lòng bàn tay của mình trước rồi sau đó mới massage lòng bàn chân bé. Nếu bé lớn hơn thì có thể trực tiếp nhỏ dầu gió lên gan bàn chân và massage nhẹ, đều sau đó đi tất mỏng cho bé để giữ ấm. Nếu bé ho nhiều, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 3 – 4 tiếng. Nếu bé mới ho, ho đã thuyên giảm thì nên làm trước khi ngủ mỗi ngày 1 lần để điều trị dứt khoát bệnh ho cho bé.

Lưu ý khi ngâm chân nước gừng cho bé
Ngâm chân nước gừng cho bé cần lưu ý những gì? Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lân, gừng có tác dụng là phát tán phong hàn, do đó nếu trẻ không bị phong hàn thì không nên ngâm.
Bởi gừng có tính nóng nên nếu bé ho hoặc sổ mũi bởi phản ứng tự nhiên của cơ thể với thời tiết thì tránh ngâm để khiến bệnh nặng thêm. Để yên tâm hơn, bạn nên nghe theo tư vấn của bác sĩ.
Bác sĩ Lân còn cho biết thêm, để chữa ho và sổ mũi cho bé, các mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý 9/1000 ấm bằng với nhiệt độ cơ thể, có thể làm ấm bằng cách ủ vào tay hoặc vào người, sau đó nhỏ vào mũi cho con. Ngoài ngâm chân bằng nước gừng bạn có thể xông các lá mát để điều trị sốt cao, ho do phong nhiệt.
Trẻ bị ho, sổ mũi có thể do bị nhiễm khuẩn. Lúc này trong cơ thể sẽ tự sinh ra kháng thể tiêu diệt vi khuẩn, do vậy không nhất thiết phải uống thuốc hay điều trị bằng cho bé ngâm chân nước gừng cũng có thể tự khỏi. Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ, bổ sung vitamin bằng cách cho uống thêm nước cam, chanh để tăng sức đề kháng. Thông thường trẻ bị ho, sổ mũi nếu được chăm sóc tốt sẽ tự khỏi sau từ 5-7 ngày.
Trên đây là công dụng cũng như cách ngâm chân nước gừng cho bé, phương pháp này đã phát huy hiệu quả với nhiều trẻ, đặc biệt có thể áp dụng đối với người lớn. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm cho mình những kiến thức hữu ích để chăm sóc trẻ tốt hơn!