Để đổi bàn thờ mới, cũng như bốc Bát Hương thì mỗi gia đình cần phải chuẩn bị chu tất từ mâm lễ cúng cho đến bài văn khấn thay bàn thờ mới để xin các cụ cho phép chúng ta được lập lại bàn thờ mới cũng như tiến hành bốc bát hương thờ cúng. Đây là việc trọng đại, tương tự như việc động thổ, cất nóc, nhập trạch và đây là phép văn hóa tôn trọng bề trên và đức thánh thần.
Table of Contents
Có nên thay bàn thờ mới không?
Văn khấn thay bàn thờ mới
Nhiều người muốn thay đổi bàn thờ thần tài, ông địa gia tiên nhưng họ lo lắng rằng không biết có nên hay không bởi bàn thờ là vật dụng trong gia đình nơi chứa toàn bộ vấn đề tâm linh.
Về vấn đề khoa học tâm linh thì bàn thờ có thể thay mới nếu:
- – Bàn thờ cũ đã bị hỏng, mục nát mà không còn phù hợp với không gian.
- – Bàn thờ thần tài đã xuống cấp hoặc hao tổn tài lộc của bạn không tốt.
- – Gia đình chuyển nơi ở, nơi kinh doanh khác không thể mang theo bàn thờ cũ thì có thể hóa bàn thờ và làm thủ tục thay bàn thờ thần tài, ông địa, gia tiên mới.
Ngoài ra, việc thay mới bàn thờ còn được xem là sự thể hiện tôn kính với thần linh,gia tiên, thể hiện sự quan tâm của gia chủ đối với chốn tâm linh của gia đình. Trong trường hợp sức khỏe gia đình không tốt, ốm yếu liên miên thì nên thay bàn thờ ông địa mới.
Cách thay bàn thờ gia tiên mới
Đối với bàn thờ gia tiên có thể thay mới khi bàn thờ cũ, mục nát muốn sang nhà mới cho “tổ tiên” hay vì chuyển nhà quá xa mà không mang theo được bàn thờ cũ. Lúc này gia chủ sẽ phải làm các thủ tục thay mới bàn thờ gia tiên và bỏ bàn thờ cũ.
Trước tiên là xem ngày lành tháng tốt, hợp tuổi với gia chủ sau đó chuẩn bị lễ cúng, văn khấn thay bàn thờ gia tiên mới đầy đủ.
Văn khấn thay bàn thờ mới
-
Sắm lễ thay mới bàn thờ gia tiên
Lễ vật cúng thay bàn thờ mới cho gia tiên, bốc bát hương, chuyển bát hương sang bàn thờ mới:
- 01 con gà lễ hoặc 01 thỏi thịt luộc: Gà lễ thường được chọn để thắp hương lên bàn thờ trong những việc quan trọng như sang canh, thay bàn thờ mới, bốc, chuyển bát hương. Để thể hiện lòng thành tâm nên chọn gà chuẩn nhất là gà trống choai tơ với trọng lượng khoảng từ 1,2 đến 1,5kg là đẹp nhất.
- 01 chân giò heo trước làm sạch luộc chín: Chân giò heo khi cúng được gọi là trư túc hay đồng âm với “chữ” và “túc” nghĩa là cầu sung túc, ấm no.
- 05 quả trứng gà (để sống) cùng 2 lạng thịt vai (để sống). Làm lễ xong thì phải luộc chín luôn.
- 01 đĩa xôi tự nấu càng tốt.
- Lễ: 3 lá trầu, 3 quả cau, rượu trắng, nước trắng, hương, đèn nến, tiền vàng.
- 01 đĩa gạo và muối (không trộn lẫn)
- 03 chén nước
- 05 quả tròn (táo hay lê…)
- 09 bông hoa hồng màu hồng son
- 01 lạng chè + 1 bao thuốc lá
- 05 lễ vàng tiền
- 01 bộ quần áo quan thần linh đỏ, hia, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng
- Mâm cơm canh (không hành tỏi).
Văn khấn thay bàn thờ, bốc bát hương gia tiên mới
- Văn khấn thay bàn thờ mới
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật xong, đợi đến giờ tốt thay bàn thờ cũ gia chủ ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang đứng trước bàn thờ gia tiên. Chấp hai tay và vái lạy cầu khấn xin thay mới bàn thờ với bài văn khấn thay bàn thờ gia tiên mới, bát hương mới như sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …?. tháng ?…. năm ….?( gia chủ đọc ngày dương trước rồi đọc ngày âm)
Tên con là( đọc đầy đủ họ và tên)………… (Tín chủ của …?……. địa chỉ ……?…..)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin được cầu ………,( cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, thuận lợi hanh thông, cầu được ước thấy, vạn sự như ý).
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm thay bàn thờ mới (lễ bốc bát hương mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an khang, mọi việc được hanh thông.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn thác thiêng cho con cầu ……………………”
Sau khi cúng xin thay bàn thờ mới xong thì gia chủ làm các thủ tục như tiến hành bốc bát hương mới, thay bàn thờ mới. Đối với bàn thờ cũ gia chủ cần được xử lý đúng quy tắc.
Bài cúng lễ tạ
Hôm nay là ngày…………..tháng……. năm
Tín chủ con là:( đọc rõ họ tên)……………, con xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng con được di chuyển bàn thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận thì dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần cho chúng con chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin thành tâm tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn, bày tỏ lòng thành kính của mình và xin cầu Phúc Lộc.
Kính xin chư vị phù hộ độ trì cho toàn gia chủ chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự như ý, vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn đều được thuận toại hanh thông, tài lộc dồi dào, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quý.
Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia quyến chúng con xin dập đầu bái tạ!
Lời kết
Trên đây là thông tin về văn khấn thay bàn thờ mới. Hi vọng với những thông tin bên trên, các bạn có thể áp dụng một cách chính xác vào trong cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã đồng hành.